[TRỌN BỘ] Luật bóng bàn mới nhất theo chuẩn ITTF (Liên đoàn bóng bàn Quốc tế)

Dù là người chơi bán chuyên hay chuyên nghiệp thì việc nắm và hiểu rõ về luật bóng bàn sẽ giúp bạn tự tin thi đấu, tránh phạm luật để bị nhắc nhở hoặc trừ điểm. Thông tin dưới đây hãy cùng tìm hiểu trọn bộ về luật bóng bàn mới nhất theo chuẩn của Liên đoàn bóng bàn Quốc tế –  ITTF nhé!

1. Hướng dẫn chơi bóng bàn cho người mới

1.1. Cách cầm vợt bóng bàn đúng cách

Hiện nay, cầm vợt ngang và dọc đang là 2 cách cầm vợt bóng bán phổ phiến và rất phù hợp cho những người mới tập chơi bộ môn thể thao này.

Cầm vợt ngang

  • Bước 1: Đặt cán vợt vào giữa ngón cái và ngón trỏ. Các ngón còn lại ôm lấy tay cầm.
  • Bước 2: Đặt ngón ngón cái và ngón trỏ đặt sát mép ngoài của vợt. 
  • Bước 3: Giữ cổ tay mềm và thoải mái khi tiếp xúc bóng.
Hướng dẫn cầm vợt bóng bàn theo chiều ngang - Nguồn: Internet
Hướng dẫn cầm vợt bóng bàn theo chiều ngang – Nguồn: Internet

Cầm vợt dọc

  • Bước 1: Dùng ngón cái và ngón trỏ nắm xung quanh tay cầm.
  • Bước 2: 3 ngón tay còn lại đỡ phía sau mặt ván làm điểm tựa.
Hướng dẫn cầm vợt bóng bàn theo chiều dọc - Nguồn: Internet
Hướng dẫn cầm vợt bóng bàn theo chiều dọc – Nguồn: Internet

1.2. Những kỹ thuật chơi bóng bàn cơ bản

Dưới đây là những kỹ thuật chơi bóng bàn cơ bản mà người mới tập luyện nên hiểu và nắm rõ:

1.2.1. Cách giao bóng

Giao bóng trong bóng bàn là người đánh quả bóng đầu tiên trong loạt đường bóng qua lại. Người giao bóng thường tốt có thể tạo cho mình lợi thế chủ động ban đầu, đưa đối phương vào thế bị động để thực hiện các ý đồ chiến thuật mong muốn.

  • Bước 1: Người đứng hướng vuông góc 90 độ so với chiều dọc của bàn. Tư thế chân trước chân sau. 
  • Bước 2: Đặt bóng nằm im (mở phẳng) trên lòng bàn tay không thuận, tay thuận cầm vợt. Đứng ở đằng sau đường kẻ cuối bàn và tay cầm bóng đặt ở trị trí bên trên của mặt bàn.
  • Bước 3: Tung bóng lên cao không xoáy (tối thiểu 16cm). Khi bóng rơi xuống dùng vợt đánh bóng chạm mặt bàn của mình trước, sau đó nẩy qua lưới hoặc vòng qua bộ phận của lưới rồi chạm mặt bàn của đối phương.
Cách giao bóng cơ bản cho người mới tập luyện

Cách giao bóng cơ bản cho người mới tập luyện

1.2.2. Cách đánh bóng xoáy

Đánh bóng xoay đòi hỏi điểm tiếp xúc giữa mặt vợt và bóng phải “cực mỏng”. Độ xoáy của bóng tỷ lệ thuận với lực tác động từ vợt đến phải nhanh và mạnh.

*Lưu ý: Bạn không nên đánh thẳng vào tâm bóng và không hướng bóng trực tiếp xuống mặt bàn. Bởi lẽ điều này sẽ làm giảm độ xoáy của bóng hơn.

1.2.3. Cách cắt bóng

Cắt bóng bàn là cách bạn làm giảm tốc độ của bóng để biến hóa về điểm rơi và độ xoáy khiến đối phương khó đoán định được hướng đi mới của bóng. Kỹ thuật này được coi là sự kết hợp của cả phòng thủ và phản công để giành điểm trước đối thủ.

  • Bước 1: Đứng cách bàn khoảng 1m, chân trái đặt lên trước đồng thời chân thuận đặt phía sau. Tay cầm vợt đặt vuông góc với mặt bàn hoặc hơi ngửa ra phía sau.
  • Bước 2: Khi bóng bật từ mặt bàn lên đến thời điểm rơi xuống, bạn dùng mặt vợt đánh vào điểm dưới của bóng.

*Lưu ý: Lực tác động vào bóng chủ yếu là cánh tay và cẳng tay theo chiều hướng xuống dưới và ra phía trước. Khi thực hiện động tác cắt bóng, cổ tay cần được giữ ổn định để hướng đi của bóng được chuẩn xác.

2. Luật chơi bóng bàn thi đấu theo chuẩn quy định ITTF

Theo ITTF – Liên đoàn bóng bàn Quốc tế quy định luật bóng bàn mới nhất như sau:

2.1. Luật bóng bàn về dụng cụ thi đấu

Xét riêng về dụng cụ thi đấu trong bóng bàn bao gồm: bàn bóng bàn, lưới, bóng, vợt cần đạt các tiêu chuẩn mà ITTF đề ra.

2.1.1. Quy định về bàn bóng bàn

Theo ITTF, quy định về bàn bóng bàn cần đạt đầy đủ các điều kiện sau:

  • Kích thước lần lượt của bàn: chiều dài 2.74m, chiều rộng 1.525m và chiều cao 0.76m.
  • Mặt bàn không bao gồm các cạnh bên của bàn.
  • Độ nảy của bóng trên mặt bàn phải đồng đều: độ nảy khoảng 23cm khi bóng thả từ độ cao 30cm.  
  • Mặt bàn cần được làm đồng màu, đường kẻ rõ ràng (rộng 2cm). Trong đó, đường biên dọc là 2.74m, đường biên ngang 1.52m. Đường kẻ trắng với độ rộng 3mm song song với các đường biên dọc chia mỗi mặt bàn thành 2 phần nhỏ bằng nhau gọi là vạch giữa sân.
  • Mặt bàn sẽ được chia làm 2 phần có diện tích bằng nhau được ngăn cách bằng phần lưới cao 15.25cm. 
Quy định tiêu chuẩn về kích thước của bàn bóng bàn
Quy định tiêu chuẩn về kích thước của bàn bóng bàn

2.1.2. Quy định về vợt bóng bàn

  • ITTF không quy định cụ thể về kích thước, trọng lượng của vợt bóng bàn. Tuy nhiên vợt phải được cấu thành từ 2 bộ phận: cốt vợt và mặt vợt.
  • Cốt vợt: 85% cốt vợt phải được làm từ gỗ tự nhiên. Bên cạnh đó, lớp dính trong cốt vợt được làm từ các chất như sợi carbon, sợi thủy tinh hay giấy nén nhưng không được quá 7.5% bề dày cốt vợt (không quá 0.35mm).
  • Mặt vợt: Mặt vợt được phủ lớn gai cao su thường (gai hướng ra ngoài, độ dày không quá 2mm) hoặc cao su mút gai úp hoặc gai ngửa (độ dày không quá 4mm, tính cả chất keo dính mặt cốt vợt).
  • Trong quá trình thi đấu, người chơi muốn thay đổi vợt cần được sự đồng ý và kiểm tra của trọng tài và đối phương.

2.1.3. Quy định về lưới bóng bàn

  • Lưới trong bóng bàn cần hội tụ đầy đủ các yếu tố bao gồm: lưới, dây căng lưới, cọc lưới và kẹp cọc lưới vào bàn.
  • Phần lưới cần được căng thông qua một sợi dây nhỏ và buộc vào phần cọc lưới.
  • Độ cao tiêu chuẩn của lưới là 15.25cm (tính từ đỉnh lưới xuống mặt bàn). Phần mép dưới của lưới cần chạm sát vào phần mặt bàn và hai bên phải sát với cọc lưới.
  • Vị trí 2 cọc lưới được gắn vào bàn thông qua phần kẹp cố định và phải hướng ra phía ngoài.

2.1.4. Quy định về bóng chơi

  • Bóng chơi cần có dạng hình cầu với đường kính bóng 40 – 40.5 mm, trọng lượng 2.65 – 2.82g.
  • Bóng được làm rỗng, chất liệu Polymer hoặc làm bằng nhựa dẻo.
  • Hai tùy chọn màu của bóng là trắng và cam.
Quy định về kích thước của quả bóng bàn
Quy định về kích thước của quả bóng bàn

2.2. Quy định về luật giao bóng

Tùy hình thức chơi bóng bàn đánh đơn hay đánh đôi mà luật giao bóng bàn sẽ có những quy định cụ thể riêng.

2.2.1. Luật giao bóng bàn đánh đơn

  • Bắt đầu quá trình giao bóng, người chơi cần đặt bóng nằm im trên lòng bàn tay tự do mở phẳng.
  • Khi tung bóng, người chơi phải thực hiện tung bóng lên theo phương thẳng đứng, bóng không xoáy (tối thiểu 16cm so với vị trí tung).
  • Khi bóng rơi xuống, người giao bóng cần đánh quả bóng sao cho bóng tiếp xúc bên mặt bàn mình trước, sau đó mới nẩy qua lưới hoặc vòng qua các bộ phận của lưới để chạm trực tiếp vào bên mặt bàn của đối thủ.
  • Trong quá trình tung bóng và đánh bóng đi, vị trí của bóng phải nằm sau vạch kẻ ngang của bàn nhưng không được nằm ở sau cơ thể của người giao bóng (trừ các bộ phận như: tay, đầu, chân).
  • Người giao bóng cần cho trọng tài và trợ lý trọng tài thấy rõ từng bước giao và đánh bóng của mình.
  • Trường hợp trọng tài chính thấy nghi ngờ về các bước giao bóng của người chơi nhưng trợ lý trọng tài không chắc chắn pha bóng đã giao đúng luật, thì người giao bóng cần thực hiện lại (lần 1 nhắc nhở và không tính điểm).
  • Trong cùng một trận đấu, nếu người giao bóng bị trọng tài nghi ngờ lần thứ 2 về tính hợp lệ khi giao bóng thì đối thủ sẽ được cộng 1 điểm. 
  • Một số trường hợp đặc biệt, nếu như đối thủ có khuyết tật hoặc bị hạn chế về quyền giao bóng thì trọng tài có thể nới lỏng những quy định về luật giao bóng đơn.
Khi giao bóng, người chơi cần tung bóng cao tối thiểu 16cm so với mặt bàn
Khi giao bóng, người chơi cần tung bóng cao tối thiểu 16cm so với mặt bàn

2.2.2. Luật giao bóng bàn đánh đôi

  • Trong đánh đơn, người chơi giao bóng có thể giao bóng từ bất kỳ đâu trên mặt bàn của họ và đến bất kỳ nơi nào trên bàn của người nhận. Tuy nhiên khi đánh đôi, người giao bóng cần đứng phía bên phải của bản và phát bóng sang phía bên phải của bàn đối diện.
  • Khi quả bóng đang rơi, người giao bóng sẽ đánh vào bóng sao cho nó chạm vào sân của mình trước và sau đó chạm trực tiếp vào sân của người nhận. Trong các trận đấu đôi, bóng sẽ chạm liên tiếp vào nửa sân bên phải của người giao bóng và người đỡ bóng.
  • Trong luật bóng bàn đánh đôi, mỗi sân được chia thành hai nửa sân bằng nhau bằng đường chính giữa màu trắng (rộng 3mm), chạy song song với các đường bên; đường giữa sân sẽ được coi là một phần của mỗi nửa sân bên phải.

2.2.3. Luật đổi giao bóng

  • Sau mỗi hai điểm được ghi, đội giao bóng sẽ được đổi lại cho đến khi có một đội dành chiến thắng chung cuộc ván đấu.
  • Trường hợp hai đội cùng đạt tỷ số 10:10 thì cứ sau 1 điểm quyền giao bóng sẽ được đổi lại cho đến khi cách biệt giữa hai đội là 2 điểm ván – ván đấu kết thúc.
  • Khi đánh bóng bàn đôi, người chơi phải giao bóng chéo từ nửa sân bên phải của mình sang nửa sân bên phải của đối phương. 
  • Khi ván đấu đánh đôi chính thức bắt đầu, đội giao bóng có quyền phân công người giao bóng trước.

Ví dụ: Đội A (A1, A2), Đội B (B1, B2). Đội A giao bóng trước thì thứ tự giao bóng sẽ là A1 (giao 2 lần) đến B1 (giao 2 lần) đến A2 (giao 2 lần) đến B2 (giao 2 lần). Thứ tự giao bóng sẽ diễn ra lần lượt như vậy cho đến khi tìm được đội chiến thắng.

Sau 2 điểm được ghi sẽ đổi lại người giao bóng
Sau 2 điểm được ghi sẽ đổi lại người giao bóng

2.2.4. Luật đánh bóng và chiến thắng

  • Người chơi được tính cộng 1 điểm khi sử dụng các phương pháp đánh khác nhau (không phạm luật) để đưa bóng sang phần sân của đối phương sao cho đối phương để bóng chạm bàn một lần rồi bay ra ngoài, hoặc bóng chạm bàn đối phương hai lần liên tục.
  • Đội nào tích lũy và dành được 11 điểm trước sẽ dành chiến thắng của ván đấu. Trường hợp đánh đôi, nếu 2 cặp đôi đều đạt cùng lúc 10 điểm sẽ tiếp tục đánh đến khi có đội dành 2 điểm cách biệt so với đội kia sẽ được tính thắng ván đấu. Ví dụ: Đội A thắng đội B với tỷ số 12:10 hoặc 13:11.

2.2.5. Luật hội ý trong khi đánh

  • Thực tế, mỗi đội tham gia thi đấu (dù đánh đơn hay đôi) đều được nhận chỉ đạo từ một người – cần đăng ký trước với ban tổ chức.
  • Thời gian nghỉ giữa các hiệp, các đội có thể nhận sự chỉ đạo, góp ý (không tính lúc khởi động cùng bóng hoặc trước khi bắt đầu trận đấu).
  • Trường hợp góp ý hoặc chỉ đạo sai luật sẽ bị trọng tài rút thẻ đỏ để truất quyền chỉ đạo ra khỏi nơi thi đấu.
  • Người bị truất quyền chỉ đạo chỉ được phép trở lại sân thi đấu khi trận đấu đã kết thúc.
  • Trường hợp, người bị truất quyền chỉ đạo không chấp hành luật phạt thì trọng tài có quyền tạm dừng trận đấu để bộ phận an ninh của sân thi đấu can thiệp.
Mỗi đội sẽ chỉ nhận được sự chỉ đạo từ một người - Nguồn: Internet
Mỗi đội sẽ chỉ nhận được sự chỉ đạo từ một người – Nguồn: Internet

3. Những lỗi cơ bản khi thi đấu bóng bàn

Dưới đây là những lỗi thường gặp khi thi đấu bóng bàn.

3.1. Lỗi về giao bóng

Trên thực tế, luật giao bóng bàn khá đơn giản nhưng không ít người chơi mới vẫn mắc phải một số lỗi sau đây:

3.1.1. Tung bóng sai quy định

Biểu hiện: Tung bóng không đạt chiều cao tối thiểu (16cm) hoặc tiếp xúc với bóng trước khi bóng rơi.

Khắc phục: Tung bóng lên không trung tối thiểu 16cm. Chỉ tiếp xúc và đánh bóng sang bàn đối phương khi bóng bắt đầu rơi xuống.

3.1.2. Giao bóng ẩn

Biểu hiện: Tay cầm tung bóng từ phía dưới mặt bàn lên.

Khắc phục: Theo quy định ITTF, người giao bóng cần đặt tay và tung bóng tối thiểu 16cm so với mặt bàn.

3.1.3. Khuất bóng

Biểu hiện: Dùng cơ thể hoặc quần áo, phụ kiện,… để che bóng khi giao bóng.

Khắc phục: Người giao bóng cần ngửa lòng bàn tay cho đối phương có thể nhìn thấy bóng trong mỗi pha giao bóng bàn.

3.1.4. Bóng ngắn hoặc không tung

Biểu hiện: Bóng tung không theo phương thẳng đứng và không đủ độ cao tối thiểu 16cm.

Khắc phục: Tung bóng theo phương thẳng đứng và độ cao tối thiểu 16cm, giúp trọng tài và đối phương có thể nhìn và xác định rõ kỹ thuật giao bóng.

3.1.5. Giao bóng nhanh chóng

Biểu hiện: Giao bóng nhanh chóng khi đối phương chưa sẵn sàng hoặc chưa có hiệu lệnh còi/tay của trọng tài.

Khắc phục: Người chơi chỉ được giao bóng sau khi nhận hiệu lệnh giao bóng từ phía trọng tài.

3.1.6. Lãng phí thời gian

Biểu hiện: Sau khi nhận hiệu lệnh giao bóng từ phía trọng tài nhưng người chơi trì hoãn trong việc giao bóng để làm giảm nhịp độ trận đấu và giảm hưng phấn của đối phương.

Khắc phục: Thực tế không có khoảng thời gian nhất định khi giao bóng bàn. Tuy nhiên người chơi nên giao bóng sau 2 – 3s (kể từ khi nhận lệnh giao bóng từ trọng tài). 

3.2. Lỗi khi đánh trả bóng

Dưới đây là những lỗi thường gặp khi thực hiện đánh bóng qua lại:

  • Đánh trả bóng không vào bàn đối phương.
  • Để bóng chạm phần bàn của mình hai lần.
  • Đánh bóng chạm lưới nhưng không chạm phần bàn đối phương
  • Lỗi để bóng chạm người.
  • Lỗi không luân phiên chạm bóng khi thi đấu đánh đôi (một người chạm bóng hai lần liên tiếp).
Luật giao bóng bàn đơn sẽ khác luật giao bóng bàn đôi
Luật giao bóng bàn đơn sẽ khác luật giao bóng bàn đôi

Luật bóng bàn được coi là điều kiện tối thiểu mà người chơi mới cần biết khi bắt đầu tập luyện với bộ môn thể thao này. Thực tế luật bóng bàn sẽ được chia nhỏ thành nhiều hạng mục, tuy nhiên việc hiểu và nắm rõ về luật theo chuẩn ITTF sẽ không khó. Đặc biệt đây còn là điều giúp bạn có thể tự tin thi đấu chuyên nghiệp. 

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Decathlon để được giải đáp nhanh chóng qua:

Hotline: 1800 9044 
Fanpage: Fanpage Decathlon Việt Nam

,
local sale October