Giày là người bạn đồng hành không thể thiếu trong mỗi chuyến đi, buổi tập luyện hay hoạt động hằng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết giặt giày đúng cách để vừa giữ được form dáng, vừa tránh tình trạng ố vàng hay bong tróc lớp vải. Trong bài viết này, Decathlon sẽ bật mí bí quyết giặt giày sạch như mới, đơn giản mà hiệu quả tại nhà.
Dù là giày thể thao, giày vải hay giày nhung, bạn đều có thể áp dụng một cách giặt tương đối giống nhau. Trước tiên, hãy chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ sau:
|
Mục lục bài viết
Bước 1: Làm sạch sơ bộ bề mặt giày
Trước khi giặt, bạn cần tháo dây giày và miếng lót giày ra để giặt riêng. Dùng bàn chải mềm chà nhẹ nhàng phần đế và bề mặt giày để loại bỏ bụi bẩn, bùn đất, cát,… tích tụ lâu ngày. Bước này giúp giày sạch sơ bộ và tránh bụi bẩn bám sâu hơn trong quá trình giặt sau đó.
Bước 2: Ngâm giày trong dung dịch xà phòng
Pha bột giặt hoặc nước giặt với nước ấm khoảng 30-40 độ C nhằm tránh làm hư hại chất liệu giày. Sau đó, bạn tiến hành ngâm giày, dây giày khoảng 20 phút. Lưu ý, bạn không ngâm tối đa quá 1 tiếng để tránh làm hư hại chất liệu cũng như mất form.
Bước 3: Làm sạch giày lần 2
Sử dụng bàn chải hoặc khăn mềm để chà xát bề mặt giày theo chiều sợi vải để tránh làm giày bị xước. Bạn thực hiện tương tự với phần bên hông và đặc biệt là đế giày, nơi tiếp xúc nhiều bụi bẩn, đất cát,…
Bước 4: Xả lại với nước
Sau khi chà sạch bằng xà phòng, hãy dùng nước ấm sạch để xả lại giày thật kỹ. Bạn nên xả nhiều lần đến khi không còn thấy bọt xà phòng để đảm bảo chất tẩy rửa không còn bám trên vải. Đây là một bước quan trọng nếu bạn muốn giặt giày không bị ố vàng sau khi phơi khô. Lưu ý không nên vắt mạnh hoặc xoắn giày để tránh làm mất form và ảnh hưởng đến độ bền.
Bước 5: Phơi giày
Sau khi giặt xong, hãy đặt giày ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Nhiệt độ cao từ ánh nắng mặt trời có thể khiến giày bị co rút, biến dạng hoặc bạc màu – đặc biệt là với giày thể thao, giày vải màu sáng. Để giày khô nhanh mà vẫn giữ được phom dáng, bạn nên nhét thêm giấy khô hoặc khăn sạch vào bên trong giày. Cách này vừa giúp hút ẩm tốt, vừa giữ được form giày như lúc ban đầu.
Cách giặt giày cho từng loại, chất liệu
Hầu hết các loại giày thông thường như giày vải, giày thể thao đều có thể áp dụng chung một cách giặt đã nêu bên trên. Tuy nhiên, với một số chất liệu đặc biệt như giày da, giày nhung hay giày da lộn, bạn cần lưu ý thêm về cách xử lý bề mặt và phương pháp làm sạch phù hợp. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách giặt giày cho từng chất liệu, giúp bạn vừa bảo quản tốt, vừa giữ được độ bền và hình dáng ban đầu của đôi giày.
Giày thể thao, giày vải canvas
Với giày thể thao và giày vải canvas, bạn vẫn có thể áp dụng quy trình giặt cơ bản như đã hướng dẫn ở trên. Tuy nhiên, để đảm bảo giày không bị xù vải hay biến dạng, bạn nên lưu ý một số điểm khác biệt:
- Không nên ngâm giày quá lâu trong nước xà phòng vì có thể khiến keo dán bị bong và vải bị nhão. Chỉ cần ngâm khoảng 10–15 phút là đủ.
- Ưu tiên dùng nước ấm khoảng 30–40°C để giúp đánh bật vết bẩn tốt hơn, đặc biệt là ở phần đế và thân giày.
- Với giày màu trắng, có thể pha thêm một chút nước cốt chanh hoặc baking soda vào dung dịch giặt để hỗ trợ làm sạch và hạn chế ố vàng.
Sau khi giặt xong, bạn cũng nên nhét giấy vào trong giày khi phơi để giữ form, đồng thời phơi ở nơi râm mát, tránh nắng gắt trực tiếp.
Bạn không nên đánh giày quá mạnh dễ khiến sợi vải bị xước (Nguồn: Internet)
Giày nhung
Giày nhung (hay còn gọi là giày da lộn, giày suede) có bề mặt dễ bám bụi và rất nhạy cảm với nước, nên cần giặt nhẹ nhàng và đúng cách để không làm hỏng chất liệu:
- Không ngâm giày nhung trong nước. Thay vào đó, hãy dùng khăn ẩm hoặc bàn chải lông mềm làm sạch từng vùng có vết bẩn. Với vết bẩn khô, bạn có thể dùng gôm tẩy chuyên dụng hoặc bàn chải khô chà nhẹ.
- Sau khi vệ sinh, để giày khô tự nhiên ở nơi thoáng gió. Tránh phơi dưới nắng hoặc dùng máy sấy, vì nhiệt độ cao có thể làm xơ lông nhung và mất màu.
Bạn cần lưu ý đến nhiệt độ nước khi giặt giày nhung (Nguồn: Internet)
Giày da
- Không dùng nước để ngâm giày, vì nước dễ làm hư lớp da bề mặt. Thay vào đó, bạn nên dùng khăn mềm ẩm để lau sạch bụi bẩn.
- Với vết bẩn cứng đầu, có thể dùng dung dịch vệ sinh giày da chuyên dụng hoặc pha loãng nước rửa nhẹ, sau đó lau lại bằng khăn khô.
- Sau khi làm sạch, hãy dùng kem dưỡng da hoặc xi đánh giày để giúp bề mặt da mềm mại, bóng đẹp và không bị nứt theo thời gian.
Giày da lộn
- Tuyệt đối không sử dụng nước trực tiếp. Bạn nên dùng bàn chải da lộn hoặc gôm tẩy chuyên dụng để xử lý các vết bụi, bẩn.
- Nếu giày bị ướt, nhét giấy vào bên trong để thấm nước và giữ form, rồi để khô tự nhiên ở nơi thoáng mát.
- Sau khi giày khô hoàn toàn, có thể xịt thêm chất chống thấm nước dành riêng cho da lộn để bảo vệ bề mặt khỏi bụi bẩn và độ ẩm.
Sai lầm cần tránh khi giặt giày
Để giày luôn bền đẹp, dưới đây là những sai lầm phổ biến bạn nên tránh:
- Ngâm giày quá lâu: Dễ làm bong keo, hỏng đế, giảm tuổi thọ giày.
- Dùng hóa chất mạnh: Làm phai màu, hỏng chất liệu vải hoặc da.
- Bàn chải quá cứng: Gây xước bề mặt, đặc biệt với giày da, da lộn.
- Xả không sạch xà phòng: Khiến giày dễ bị ố vàng sau khi khô.
- Phơi dưới nắng gắt hoặc sấy nóng: Làm giày bạc màu, biến dạng, hỏng kết cấu.
- Không kiểm tra keo/foam: Giày có keo hoặc đế foam dễ bị hư khi tiếp xúc nước/nhiệt.
- Mang khi chưa khô hoàn toàn: Gây mốc, hôi và làm mất form giày.
Bạn nên hạn chế giặt giày bằng máy nhằm bảo vệ form và tuổi thọ của chúng (Nguồn: Internet)
Câu hỏi thường gặp
1. Có thể giặt giày bằng máy giặt không?
Bạn có thể giặt giày bằng máy nếu đó là giày vải hoặc giày thể thao có độ bền cao. Tuy nhiên, để hạn chế hư hỏng, hãy cho giày vào túi giặt và chọn chế độ giặt nhẹ, tránh quay quá mạnh gây biến dạng hoặc bong đế.
2. Bao lâu thì nên giặt giày một lần?
Vạn nên giặt giày sau mỗi 1–2 tuần, tùy vào tần suất sử dụng, đặc biệt nếu giày có dấu hiệu bẩn, ám mùi hoặc bị ẩm ướt.
3. Dung dịch nào dùng được cho nhiều loại giày?
Bạn nên chọn dung dịch giặt giày chuyên dụng, không chứa chất tẩy mạnh, có thể dùng cho nhiều chất liệu như vải, da, cao su… Các loại dung dịch dịu nhẹ, có nhãn “phù hợp với giày da và giày vải” là lựa chọn an toàn.
4. Cách xử lý giày bị ố vàng sau khi giặt?
Bạn có thể pha baking soda với giấm hoặc dùng dung dịch tẩy trắng nhẹ, bôi trực tiếp lên vết ố, để khoảng 20–30 phút rồi chà nhẹ và xả sạch. Cách này giúp làm mờ các vết ố vàng mà không làm hỏng bề mặt giày.
Giặt giày đúng cách không hề phức tạp, chỉ cần một chút tỉ mỉ và hiểu rõ chất liệu giày là bạn đã có thể giữ cho đôi giày luôn sạch sẽ, bền đẹp như mới. Hy vọng những hướng dẫn trên sẽ giúp bạn tự tin hơn trong việc chăm sóc giày tại nhà. Đừng quên ghé Decathlon để tìm mua các sản phẩm vệ sinh giày chuyên dụng, bàn chải mềm và phụ kiện bảo quản giày giúp đôi giày luôn sẵn sàng cùng bạn trong mọi hành trình.