Cách chọn giày chạy bộ phù hợp với nhu cầu và hoàn hảo cho sức khoẻ

Khi chọn giày chạy, nhiều người cho rằng giày càng đắt tiền thì càng tốt. Đây là một quan niệm rất sai lầm. Tùy vào cỡ chân, sải chân và phong cách chạy, sẽ có những cách chọn giày chạy bộ khác nhau.

Sau đây là hướng dẫn chi tiết về cách chọn giày chạy bộ chuẩn nhất, dù bạn là nam hay nữ, người mới bắt đầu tập chạy, người chạy chạy đường trường, đường mòn hay đơn giản chỉ để tập luyện thì cũng đừng bỏ qua những lời khuyên đến từ chuyên gia dưới đây nhé!

Chọn giày chạy bộ như thế nào? Hãy để chuyên gia Decathlon chia sẻ cho bạn!
Chọn giày chạy bộ như thế nào? Hãy để chuyên gia Decathlon chia sẻ cho bạn!

Các tiêu chí chọn giày chạy bộ phù hợp nhất

Kinh nghiệm là trước khi chọn cho mình một đôi giày chạy, bạn cần nắm rõ một vài yếu tố quyết định, ảnh hưởng đến việc chọn giày chạy là tần suất chạy, tốc độ chạy, trọng lượng cơ thể, đặc điểm sải chân, size giày chạy và đặc điểm bề mặt chạy. Cụ thể:

1. Tần suất chạy

Có hai tiêu chí cơ bản để lựa chọn một đôi giày phù hợp: tần suất (số lần chạy và cự ly) và tốc độ chạy.

Số lần chạy trong một tuần hay tháng là một chỉ số hiệu quả để xác định đôi giày nào sẽ là phù hợp nhất dành cho bạn

Nếu bạn đã quen với tần suất chạy trên 3 lần/tuần, dù là để tập luyện hay chuẩn bị cho giải chạy, bạn nên chọn kiểu giày có khả năng giảm chấn tốt (và tất chạy bộ) để đảm bảo sự thoải mái tối đa.

chọn kích cỡ giày chạy bộ theo tần suất chạy
1 tuần chạy bộ 3-4 lần là tuần suất được nhiều chuyên gia khuyến cáo, đi kèm cần có một đôi giày chạy bộ giảm chấn tốt

2. Tốc độ chạy

Tiếp đến, tốc độ chạy sẽ là căn cứ tiếp theo để xác định loại giày phù hợp nhất cho nhu cầu của bạn. Tốc độ chạy trung bình của con người là 13km/h với nam và 10km/h với nữ. Có 3 mốc tốc độ chạy cần lưu ý khi chọn giày:

  • Chạy đường dài hoặc tham gia giải chạy vận tốc 9,5-13 km/h: Hãy chọn mẫu giày có khả năng giảm chấn tốt để giảm tác động tới chân và đảm bảo sự thoải mái tối đa. Độ ổn định của giày cũng rất quan trọng trong việc nâng đỡ đôi chân của bạn trong suốt quãng chạy.
  • Chạy nhanh hoặc tham gia giải chạy vận tốc >13 km/h: Bạn nên chọn những mẫu giày có trọng lượng nhẹ hơn. Những mẫu giày nhẹ chân này nên có cấu trúc linh hoạt đểvà nâng đỡ chân tốt hơn. Độ ổn định của giày cũng rất quan trọng trong việc nâng đỡ đôi chân của bạn trong suốt quãng chạy.
  • Để lập kỷ lục cá nhân với vận tốc >14,5 km/h: Nếu bạn muốn thử thách bản thân, tốc độ chạy mà bạn thường xuyên đạt được trong các buổi chạy hay tập luyện là trên 14,5 km/h, một đôi giày siêu nhẹ, nhanh và linh hoạt sẽ là lựa chọn tốt nhất để giúp bạn phá kỷ lục cá nhân.
Tốc độ chạy trung bình mà bạn hướng đến là một trong những yếu tố quan trọng khi xác định chạy bộ nên mang giày nào
Tốc độ chạy trung bình mà bạn hướng đến là một trong những yếu tố quan trọng khi xác định chạy bộ nên mang giày nào

3. Trọng lượng cơ thể

Trọng lượng cơ thể rất quan trọng bởi trọng lượng cơ thể sẽ bị dồn gấp hai đến ba lần lên bàn chân, khớp và cơ trong mỗi bước chạy. Người có trọng lượng lớn có nguy cơ bị chấn thương cao hơn. Vì vậy khi chọn giày chạy thì trọng lượng cơ thể sẽ quyết định đến độ dày của đế.

Nếu giày chạy của bạn không có lớp đệm thích hợp, độ dày đế đúng chuẩn thì rung động sẽ truyền trực tiếp đến khớp và bàn chân, dẫn đến đau hoặc tổn thương khớp và gót chân. Bạn cần lưu ý:

  • Với người béo, trọng lượng cơ thể lớn: Nên ưu tiên mua giày chạy bộ đế dày để khi chạy sẽ giúp hấp thụ lực tác động tốt hơn, tránh gây hại cho khớp.
  • Với người gầy, trọng lượng cơ thể nhẹ: Nên ưu tiên mua giày chạy bộ loại đế mỏng hơn vì không phải phân tán lực tác động như người béo.
Trọng lượng cơ thể ảnh hưởng đến việc chọn lớp đệm và độ giày đế khi mua giày chạy bộ
Trọng lượng cơ thể ảnh hưởng đến việc chọn lớp đệm và độ giày đế khi mua giày chạy bộ

4. Đặc điểm sải chân

Điều quan trọng tiếp theo là bạn phải biết được đặc điểm sải chân của mình, đây là một yếu tố quan trọng giúp đảm bảo sự thoải mái và an toàn khi chạy.

Sải chân được phân loại thành ba kiểu khác nhau: Cân bằng, Lệch trong và Lệch ngoài. Mỗi kiểu có một kiểu chạy khác nhau và yêu cầu một kiểu giày khác nhau.

Sải chân cân bằng

Đối với kiểu sải chân này, gót chân chạm đất trước tiên, sau đó là bàn chân trước và ngón chân. Do đó, toàn bộ trọng lượng của cơ thể được phân bổ đều lên bàn chân.

Kiểu giày được khuyên dùng cho người chạy có kiểu sải chân này là kiểu giày cân bằng có lớp đệm gót và nâng đỡ trung tâm tốt hơn.

Giày chạy bộ cho chân cân bằng cần có lớp đệm gót và nâng đỡ trung tâm tốt hơn
Giày chạy bộ cho chân cân bằng cần có lớp đệm gót và nâng đỡ trung tâm tốt hơn

Sải chân lệch trong

Đối với kiểu sải chân này, gót chân trong chạm đất trước tiên, tiếp theo là ngón chân cái. Bàn chân cuộn vào trong khi chạy, khiến việc ổn định cơ thể trở nên khó khăn hơn.

Kiểu giày được khuyên dùng cho người chạy có kiểu sải chân này là giày có độ ổn định hoặc khả năng kiểm soát chuyển động tốt.

Giày chạy bộ cho chân lệch trong trong ưu tiên phần nâng đỡ phần gót chân và ngón chân cái
Giày chạy bộ cho chân lệch trong trong ưu tiên phần nâng đỡ phần gót chân và ngón chân cái

Sải chân lệch ngoài

Lệch ngoài ngược lại với lệch trong. Trong trường hợp này, gót chân ngoài chạm đất trước tiên, tiếp theo là ngón chân út và bàn chân hướng ra ngoài.

Kiểu giày được khuyên dùng cho người chạy có kiểu sải chân này là giày có lớp đệm và có khả năng cung cấp lực từ gót đến ngón chân nhanh chóng, linh hoạt.

Giày chạy bộ cho chân lệch ngoài điểm nhấn lực rơi vào gót chân và phía bàn chân của ngón chân út
Giày chạy bộ cho chân lệch ngoài điểm nhấn lực rơi vào gót chân và phía bàn chân của ngón chân út

5. Size giày chạy

Chọn size giày chạy bộ chuẩn là điều cần thiết để bạn chạy thoải mái và tránh chấn thương. Mang giày sai kích cỡ có thể gây ra một loạt vấn đề như việc đau đớn dữ dội và mất cân bằng cơ bắp trong cơ thể, có thể làm hỏng quá trình tập luyện và chạy bộ của bạn.

Cách chọn size giày chạy bộ:

Bước 1: Đo kích thước bàn chân của bạn

Cách đo như sau:

  1. Đặt 1 tờ giấy/bìa lên sàn phẳng, cứng
  2. Đặt chân lên tờ giấy/bìa, lấy bút gạch 2 đường tại gót chân và ngón chân dài nhất; gạch 2 đường ở mép bàn chân ngón cái và ngón út
  3. Dùng thước đo khoảng cách giữa 2 đường kẻ gót và ngón chân để có chiều dài chân, đo khoảng cách ở 2 đường mép chân để có chiều rộng bàn chân
Cách đo kích thước bàn chân để chọn size giày thể thao chạy bộ
Cách đo kích thước bàn chân để chọn size giày thể thao chạy bộ

Bước 2: Chọn kích cỡ giày phù hợp

Từ chiều dài và chiều rộng bàn chân đã đo được, tiến hành chọn size giày theo bảng size khuyến nghị của hãng. Nhiều hãng sẽ không có hướng dẫn chọn size giày theo chiều rộng, nhưng nếu có dáng chân bè, dày bàn chân thì nên lấy lớn hơn 1 size so với size quy đổi chiều dài.

Bạn lưu ý rằng mỗi hãng sẽ có bảng size khác nhau và cần xem kỹ hãng lấy tiêu chuẩn chiều dài bàn chân hay chiều dài của dày để làm số đo size nhé.

Bảng size giày Decathlon và hướng dẫn cách chọn size giày cho nam và nữ
Bảng size giày Decathlon và hướng dẫn cách chọn size giày cho nam và nữ

Bước 3: Đi thử và cảm nhận

Bảng size theo hãng thì cũng chỉ mang tính tham khảo. Để bảo vệ tốt cho đôi chân khi hoạt động, nhất là hoạt động dùng nhiều lực như chạy bộ thì bạn nên đi thử, chạy thử một quãng ngắn để cảm nhận tốt nhất. Lưu ý rằng nên mang theo tất chạy bộ để có thể chọn được size giày phù hợp nhất.

Có thể bạn cũng quan tâm

    6. Đặc điểm bề mặt chạy

    Bề mặt chạy được chia thành ba loại khác nhau và tương ứng với mỗi kiểu giày được thiết kế khác nhau. Vì vậy, việc nắm được đặc điểm địa hình mà bạn sẽ chạy vô cùng quan trọng:

    • Chạy đường trường hoặc bề mặt bằng phẳng: Nên chọn kiểu giày được thiết kế cho hoạt động chạy trên bề mặt bằng phẳng với dao động nhỏ có trọng lượng rất nhẹ, lớp đệm giảm chấn tốt, linh hoạt và ổn định tùy theo yêu cầu sải chân.
    • Chạy trên đường mòn hoặc bề mặt gồ ghề: Nên chọn kiểu giày được thiết kế cho các bề mặt gồ ghề có dao động lớn và đá như đồi núi và địa hình tự nhiên có hỗ trợ tốt, ổn định và đế chắc chắn để bảo vệ chân bạn khỏi những mảnh đá sắc nhọn. Kiểu giày này cũng có các mấu gai trên đế để mang lại độ bám tốt, tránh bị trơn trượt. Nếu bạn tham gia một giải chạy địa hình, hãy đầu tư một đôi giày chạy trail chuẩn chỉnh để bảo vệ chân bạn nhé. Đó sẽ là một món đầu tư “hời” đấy!
    • Chạy trên máy chạy bộ hoặc trong nhà‍: Kiểu giày được thiết kế để chạy trên máy chạy bộ và hoạt động trong nhà sẽ rất nhẹ, linh hoạt và có đế giày chạy mềm với khả năng thông khí tốt.
    chọn giày chạy bộ theo kiểu địa hình
    Bề mặt chạy ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định mua giày chạy bộ

    Một vài lời khuyên khi chọn mua giày chạy bộ

    Bên cạnh các tiêu chí chọn giày, đừng bỏ qua những lời khuyên sau đây để mua được đôi giày chạy bộ ưu ý nhất:

    • Thời điểm tốt nhất để mua giày là từ buổi chiều: Bạn nên mua giày chạy vào cuối ngày vì vận động chân liên tục trong ngày sẽ khiến kích thước bàn chân tăng lên. Nếu 2 chân không đồng đều, hãy chọn theo chân có size lớn hơn.
    • Quy tắc ngón chân giúp chọn giày phù hợp: Khi chọn size giày chạy bộ, bạn nên chọn những đôi giày có khoảng hở giữa ngón chân cái và phần đầu trước của giày tối thiểu 1,2-2,5 cm. Khi chạy, bàn chân của bạn sẽ trượt lên phía trên mũi giày, do đó, giày cần đảm bảo đủ không gian để không bị tụ bầm ở ngón chân, điều này có thể gây khó chịu hoặc làm bạn bị thương.
    • Đo kích thước chân mỗi năm: Nên đo lại kích thước bàn chân mỗi khi mua giày chạy hoặc tối thiểu mỗi năm vì kích thước bàn chân có thể thay đổi dựa theo trọng lượng và mức độ hoạt động của cơ thể.

    Mong rằng với bài viết này bạn đã có thể biết cách chọn giày chạy bộ phù hợp nhất cho chân của mình. Decathlon chúc bạn một ngày thật năng động nhé!

    Blog Oct 2024

    ,
    local sale October