• blog voucher April

Cách băng cổ tay đúng kỹ thuật: Hướng dẫn chi tiết và lưu ý quan trọng

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại băng cổ phục vụ cho các mục đích khác nhau – từ sơ cứu chấn thương, hỗ trợ khớp khi chơi thể thao và cố định phục hồi sau phẫu thuật. Việc chọn đúng loại băng và áp dụng cách băng cổ tay đúng kỹ thuật là rất quan trọng. Điều này giúp cổ tay được bảo vệ tối ưu và tránh gây ảnh hưởng khả năng vận động về sau. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết các kỹ thuật quấn băng, giúp bạn dễ dàng tự thực hiện ngay tại nhà.

1. Cách quấn băng keo cổ tay chuẩn (Kinesiology tape)

Băng keo cổ tay/băng dán cơ (Kinesiology tape hoặc K-tape) được dùng để hỗ trợ cổ tay khi tập gym, chơi các môn dùng vợt như tennis, cầu lông pickleball. Ngoài ra bạn có thể dùng khi cảm thấy cổ tay hơi yếu, có dấu hiệu viêm gân nhẹ. Với chất liệu mỏng, đàn hồi và bám dính tốt trên da, băng keo cổ tay có nhiều tác dụng hữu ích:

  • Nâng đỡ nhẹ nhàng cho cơ và khớp cổ tay, đồng thời giúp cổ tay vận động linh hoạt hơn 
  • Giúp hỗ trợ giảm đau, giảm sưng nhẹ do viêm gân hoặc quá tải khớp cổ tay
  • Tăng lưu thông máu, kích thích phản ứng phục hồi tự nhiên

Hướng dẫn thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị băng 

Cắt 2 đoạn băng tape dài khoảng 15 – 20cm, hoặc bạn có thể sử dụng loại băng cắt sẵn. Dùng kéo cắt bo tròn các góc của miếng băng để tránh bị bong tróc khi cọ xát.

Cắt đoạn băng khoảng 15 - 20cm hoặc dùng loại băng cắt sẵn là cách băng cổ tay
Cắt đoạn băng khoảng 15 – 20cm hoặc dùng loại băng cắt sẵn

Bước 2: Dán đoạn băng thứ nhất (dọc cổ tay)

Xé giấy nền ở một đầu băng khoảng 3-4cm, dán phần này vào phần cổ tay ngoài, hoặc phía trên mu bàn tay. Đầu miếng băng nằm gần gốc các ngón tay, không kéo căng.

Tiếp theo, kéo nhẹ băng với độ căng khoảng 50% và dán dọc theo cổ tay, đến khoảng gần giữa cẳng tay.

Xé một đoạn khoảng 3 - 4cm ở đầu miếng băng là cách băng cổ tay
Xé một đoạn khoảng 3 – 4cm ở đầu miếng băng
Dán đoạn băng thứ nhất dọc cổ tay là cách băng cổ tay
Dán đoạn băng thứ nhất dọc cổ tay

Bước 3: Dán đoạn băng thứ hai (ngang cổ tay)

Xé giấy nền ở giữa đoạn băng thứ hai. Kéo căng nhẹ phần giữa (khoảng 50-70%) và dán vắt ngang qua khớp cổ tay, tạo thành hình chữ X với đoạn băng đầu tiên. Say đó, hai đầu cuối của đoạn băng này cũng dán xuống, lưu ý không kéo căng.

Dán đoạn băng thứ hai ở vùng khớp cổ tay, tạo thành hình chữ X với đoạn đầu tiên

Bước 4: Cố định keo dán chắc chắn

Dùng tay xoa nhẹ nhàng toàn bộ bề mặt băng vài lần. Nhiệt độ từ tay bạn sẽ giúp lớp keo dán bám chắc hơn vào da.

Xoa nhẹ nhàng kích thích nhiệt cho vùng băng keo là cách băng cổ tay
Xoa nhẹ nhàng kích thích nhiệt cho vùng băng keo
Bạn có thể dán băng ở bất cứ vùng cổ tay nào cần hỗ trợ
Bạn có thể dán băng ở bất cứ vùng cổ tay nào cần hỗ trợ

Lưu ý:

  •  Làm sạch vùng da trước khi dán. Nếu da nhiều lông, nên cạo nhẹ để tăng độ bám.
  •  Không dán khi da ướt hoặc mồ hôi vì K-tape sẽ dễ bong.
  •  Không dùng lại K-tape đã gỡ vì không còn đảm bảo độ dính, khiến quá trình cố định kém hiệu quả.
Để đảm bảo chất lượng và xuất xứ chính hãng, bạn có thể tham khảo các loại Kinesiology tape của Decathlon với giá chỉ từ 99.000VND.

2. Cách quấn băng thun tự dính

Băng thun thể thao tự dính (self-adhesive sports tape) mỏng nhẹ, co giãn tốt, có thể tự bám mà không dính da, không cần keo hoặc khoá dán để cố định. Chúng được dùng phổ biến khi chơi thể thao và sơ cứu với nhiều công dụng:

  • Nén vùng bị sưng, giúp giảm đau và hạn chế vùng sưng lan rộng
  • Cố định nhẹ vùng bị chấn thương, tránh cho vết thương nghiêm trọng hơn khi vận động.
  • Dùng trước khi chơi thể thao để bảo vệ cổ tay, nhất là các môn như tennis, cầu lông, gym,..

Hướng dẫn thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị

Chuẩn bị cuộn băng tự dính bản 5 – 7,5cm. Lau sạch cổ tay trước khi băng. Nếu tay có vết thương thì dùng miếng lót hoặc gạc đặt lên.

Chuẩn bị cuộn băng thun tự dính có bản 5 - 7,5cm
Chuẩn bị cuộn băng thun tự dính có bản 5 – 7,5cm

Bước 2: Cố định điểm đầu băng

  • Nếu băng có vòng móc tay, bạn móc vào ngón cái để giữ đầu băng không tuột.
  • Nếu băng không có móc tay, bạn tự giữ đầu băng bằng tay hoặc nhờ người khác hỗ trợ.

Bước 3: Quấn băng quanh lòng bàn tay (nếu cần)

Quấn băng 1 vòng quanh phần dưới lòng bàn tay (phần gần cổ tay) sẽ giúp giữ miếng băng chắc hơn. Lưu ý không che băng quá nhiều ở lòng bàn tay để tránh cản trở cầm nắm và chèn ép mạch máu.

Quấn băng quanh lòng bàn tay là cách băng cổ tay
Quấn băng quanh lòng bàn ta
Lặp lại vài vòng là cách băng cổ tay
Lặp lại vài vòng

Bước 4: Quấn băng quanh cổ tay

Quấn đều khoảng 2–3 vòng quanh cổ tay với lực vừa phải, không nén quá chặt để tránh cản trở lưu thông máu. Lưu ý với mỗi vòng băng mới, bạn nên chồng lên khoảng ½ vòng trước để cố định chắc chắn hơn.

Quấn băg quanh cổ tay là cách băng cổ tay
Quấn băg quanh cổ tay

Bước 5: Tạo hình số 8

Kéo băng chéo lên mu bàn tay ⇒ vòng xuống lòng bàn tay ⇒ trở lại cổ tay. Lặp lại 2 – 3 lần theo hình số 8 để giữ khớp cổ tay vững hơn khi cử động mạnh.

Từ cổ tay, vắt miếng băng về lại mu bàn tay để tạo hình số 8 là cách băng cổ tay
Từ cổ tay, vắt miếng băng về lại mu bàn tay để tạo hình số 8
Tiếp tục lặp lại 2 - 3 lần  là cách băng cổ tay
Tiếp tục lặp lại 2 – 3 lần

Bước 6: Kết thúc và cố định

Khi đã quấn đủ số vòng, bạn kéo băng chéo về lòng cổ tay, miết nhẹ phần đuôi để nó tự dính vào lớp băng đã quấn, không cần dụng kẹp hoặc keo dán.

Dừng lại ở vòng cổ tay là cách băng cổ tay
Dừng lại ở vòng cổ tay
Xé băng và miết nhẹ phần đầu xuống để băng tự dính là cách băng cổ tay
Xé băng và miết nhẹ phần đầu xuống để băng tự dính
Tại Decathlon đang có chương trình ưu đãi cho băng tự dính, bạn có thể tham khảo tại đây để lựa chọn sản phẩm phù hợp.

3. Cách sử dụng đai cố định cổ tay (Wrist Brace)

Đai cố định cổ tay (Wrist Brace) được dùng trong các trường hợp sau:

  • Dùng khi đang hồi phục sau chấn thương nặng (bong gân độ 2 – 3, viêm gân cổ tay, hội chứng ống cổ tay)
  • Cần cố định cổ tay hoàn toàn trong thời gian dài (nghỉ ngơi, ngủ)
  • Vận động viên cần bảo vệ khớp cổ tay sau giai đoạn thi đấu/tập nặng
  • Giảm áp lực lên dây thần kinh khi làm công việc sử dụng cổ tay quá nhiều.

Việc mang đai cố định cổ tay (Wrist Brace) có tác dụng giúp ngăn chừa chấn thương tái phát; giảm đau, sưng; hỗ trợ bảo vệ cổ tay khi bị chấn thương; giúp hồi phục cổ tay sau chấn thương.

Hướng dẫn thực hiện:

Bước 1: Chọn đúng loại đai phù hợp kích thước cổ tay để tránh băng bị lỏng lẻo và phát huy hiệu quả tốt nhất. Bạn nên ưu tiên loại có dây đai điều chỉnh, nẹp nhôm/thép có thể tháo rời và đệm lót mềm bên trong để có thể dễ dàng điều chỉnh và thay thế khi cần.

Lựa chọn đai có kích thước phù hợp
Lựa chọn đai có kích thước phù hợp

Bước 2: Đặt cổ tay ở tư thế tự nhiên (không gập cong, không xoay vặn) sao cho nằm cùng một đường thẳng với cẳng tay. Hình dung giống như cách bạn đặt tay khi đánh máy hoặc cầm vô lăng.

Bước 3: Cố định dây đai dán theo hướng dẫn sản phẩm. Nên siết với lực vừa đủ để cảm thấy chắc chắn, KHÔNG gây cảm giác tê hoặc bó mạch máu để máu được lưu thông. Đối với loại có thêm nẹp cứng hai bên thì cần chú ý căn chỉnh đúng mặt lòng bàn tay.

Bước 4: Sau khi cố định xong thì phải kiểm tra độ thoải mái khi đeo để có hiệu quả tối ưu nhất. Khi thực hiện, các ngón tay có thể nhúc nhích nhẹ, nhưng không thể gập cổ tay là đạt chuẩn.

Các bước đeo đai cổ tay
Các bước đeo đai cổ tay
Tại Decathlon, các loại đai cổ tay với nhiều mẫu mã và chất liệu đang có chương trình ưu đãi với giá chỉ từ 99.000VND. Để không bỏ lỡ chương trình, tham khảo ngay tại đây.

4. Cách quấn băng gạc y tế cổ tay đúng kỹ thuật 

Băng gạc y tế được sử dụng khi cổ tay bị chấn thương nhẹ (bong gân, sưng cổ tay, bị va đập,…), giúp cố định cổ tay tạm thời và bảo vệ vết thương:

  • Hạn chế chuyển động gây đau thêm
  • Giảm sưng nhẹ, giảm phù nề trong giai đoạn đầu chấn thương
  • Tạo lớp đệm che chắn cho vùng da bị tổn thương hoặc vết thương khỏi các tác động cọ xát từ bên ngoài.

Hướng dẫn thực hiện: 

Bước 1: Chuẩn bị băng gạc sạch

Chuẩn bị băng gạc đàn hồi (sạch – khô), kéo, băng keo y tế, kẹp răng. Khi dùng nên lựa chọn loại băng có độ co giãn nhẹ để dễ dàng thao tác và có cảm giác thoải mái khi đeo. 

Dụng cụ để thực hiện quấn băng gạc y tế
Dụng cụ để thực hiện quấn băng gạc y tế

Bước 2: Đặt cổ tay ở tư thế phù hợp

Giữ cổ tay thẳng hàng với cẳng tay, tạo thành một góc vuông tự nhiên. Trong khi thực hiện, không nên gập cổ tay quá nhiều vì sẽ khiến băng bị lệch và không được cố định đúng.

Đặt khuỷu tay vuông góc để dễ dàng băng bó
Đặt khuỷu tay vuông góc để dễ dàng băng bó

Bước 3: Quấn băng

  • Bắt đầu từ mặt trong cổ tay, quấn vài vòng rồi kéo băng chéo lên mu bàn tay. Lúc này, cuộn băng sẽ nằm gần phía ngón út.
  • Tiếp tục quấn vòng quanh gốc ngón út, kéo xuống dưới ngón tay rồi đi chéo lên phía ngón trỏ.
  • Quấn qua ngón trỏ, kéo băng chéo xuống mu bàn tay và vòng ngược trở lại cổ tay ngoài.
  • Từ đây, quấn thêm một vòng quanh cổ tay để cố định vị trí.
  • Lặp lại các thao tác trên khoảng 2 – 3 lần (tạo hình số 8). Mỗi vòng băng mới nên chồng lên khoảng một nửa của vòng trước. Không nên siết quá chặt, chỉ nên siết vừa khít.
Băng bó đúng cách giúp cổ tay mau lành thương
Băng bó đúng cách giúp cổ tay mau lành thương

Bước 4: Cố định và kiểm tra

Cố định đầu băng bằng ghim an toàn, băng dán hoặc khéo léo gài nhẹ phần cuối vào dưới lớp băng cuối cùng. Sau khi cố định xong, cần tiến hành kiểm tra cổ tay. Nếu vẫn cử động nhẹ được, băng không bị lỏng, cổ tay thấy chắc và không tê tay là đạt.

Kiểm tra cổ tay sau khi băng, đảm bảo tay không bị siết quá chặt và vẫn có thể cử động nhẹ
Kiểm tra cổ tay sau khi băng, đảm bảo tay không bị siết quá chặt và vẫn có thể cử động nhẹ

9+Lưu ý quan trọng khi băng cổ tay mà bạn cần biết

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da và để khô, không quấn băng khi tay còn mồ hôi, bụi bẩn.
  • Mang băng đai theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất khi sử dụng. Không nên tự ý băng theo cách của bạn vì sẽ gây hại đến cổ tay.
  • Tránh băng lên vết thương hở, vùng da đang bị kích ứng hay mẫn cảm để không gây tổn hại thêm cho da.
  • Luôn tháo ra khi tắm để tránh ẩm ướt gây kích ứng cho da.
  • Luôn kiểm tra độ co giãn, thoải mái sau khi băng. Không quấn quá chặt vì dễ gây cản tuần hoàn máu làm tê tay, tím da,… và cũng không quấn quá lỏng vì sẽ không đạt được mục đích khi sử dụng.
  • Không sử dụng lại băng (đối với băng gạc y tế, Kinesiology tape, self-adhesive sports tape) và không sử dụng đai nếu đã bị lỏng (đối với Wrist Brace).
  • Theo dõi tình trạng da và cổ tay, nếu có bất thường (tím tái, sưng,…) thì phải xử lý ngay.
  • Nếu bạn đang chấn thương, việc sử dụng băng đai chỉ mang tính hỗ trợ và không thay thế việc thăm khám chuyên môn tại cơ sở y tế.
  • Việc tự quấn cổ tay chỉ được áp dụng khi tay bạn đang lành lặn. Trường hợp đã có chấn thương, nên liên hệ ngay bác sĩ để được hỗ trợ y tế và hướng dẫn.
  • Nếu không có chỉ định của bác sĩ thì không sử dụng băng liên tục quá 2 – 3 giờ, với đai cổ tay thì không đeo liên tục quá 6 – 8 giờ để tránh bị teo cơ hoặc cứng khớp.
Nếu bạn đang có nhu cầu lựa chọn các sản phẩm để bảo vệ và hỗ trợ khi tập luyện thể thao hoặc phục hồi chấn thương, ghé ngay Decathlon – thương hiệu đa quốc gia đến từ Pháp. Tại Decathlon, bạn có thể tìm kiếm các loại băng đai với nhiều mẫu mã và chất liệu:Băng keo cổ tay/băng dán cơ (Kinesiology tape hoặc K-tape)Băng thun thể thao tự dính (self-adhesive sports tape)Đai cố định cổ tay (Wrist Brace)Hiện tại, Decathlon đang có chương trình ưu đãi lên đến 50% đi kèm với nhiều mã giảm giá và miễn phí vận chuyển cho đơn hàng từ 499.000VND. Ghé ngay cửa hàng hoặc liên hệ với hotline 1800 9044 để được tư vấn chi tiết bạn nhé!

Việc lựa chọn đúng băng đai để sử dụng là rất quan trọng giúp việc tập luyện đạt kết quả, phòng tránh được chấn thương cũng như hỗ trợ phục hồi lành thương. Bài viết hướng dẫn cách băng cổ tay đúng kỹ thuật trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại băng đai cũng như cách sử dụng để có thể đạt được hiệu quả tối ưu nhất.

  • blog voucher April

new arrivals 2025